Lựa chọn nhà cung ứng phù hợp là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Ngoài 6 sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp mà Doanh nghiệp cần lưu ý ra thì bạn cũng cần đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp sau khi […]

Lựa chọn nhà cung ứng phù hợp là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Ngoài 6 sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp mà Doanh nghiệp cần lưu ý ra thì bạn cũng cần đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp sau khi đã cung ứng, sau đó, đề ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề có thể phát sinh. 

Nhà cung cấp có vai trò như thế nào đối với Doanh nghiệp

Nhà cung cấp là đơn vị cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho Doanh nghiệp đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh được vận hành một cách hiệu quả. Do đó, nhà cung cấp được xem như một vũ khí cạnh tranh bí mật giữa các Doanh nghiệp. Những lợi ích cạnh tranh mà nhà cung cấp có thể mang lại cho Doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều yếu tố nhu giá cả, thời gian, chất lượng,…Do đó, các Doanh nghiệp lớn hiện nay rất quan tâm đến việc phát triển các chiến lược cung ứng có liên quan trực tiếp đến chiến lược phát triển của công ty họ. 

sai-lam-khi-lua-chon-nha-cung-cap

sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp

6 sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp mà Doanh nghiệp cần lưu ý

Chỉ quan tâm về giá

Mặc dù chi phí là vấn đề cần phải tối ưu trong quá trình thu mua của Doanh nghiệp, tuy nhiên, chọn được nhà cung cấp rẻ không phải là lựa chọn tốt nhất. Mặc khác, nhà cung cấp với chi phí cao chắc chắn cũng sẽ không mang lại những lợi ích tốt nhất cho Doanh nghiệp. 

Thay vào đó, những yếu tố quan trọng cần được đánh giá trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp là độ uy tín, chất lượng, thông số kỹ thuật, các yếu tố dịch vụ đi kèm như giao hàng, bảo hành, khuyến mãi,… Khi đã đặt đủ tiêu chí cho những yếu tố này, Doanh nghiệp sẽ xác định được quy trình và giám sát hiệu suất của nhà cung cấp. 

sai-lam-khi-lua-chon-nha-cung-cap

sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp

Không xem xét bao quát các chi phí

Khi lựa chọn nhà cung cấp, nhân viên mua hàng thường có xu hướng chọn mức giá ban đầu thấp nhất vì nghĩ rằng đây là chi phí duy nhất và cuối cùng cần chi trả. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm của hàng hóa, địa chỉ giao hàng có thể đơn hàng sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí khác về vận chuyển, thuế,… Vì vậy, nhân viên mua hàng cần tìm hiểu và xem xét tổng quan các chi phí trước khi ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp. 

Bỏ qua lịch sử nhà cung cấp

Trong quá trình đánh giá nhà cung cấp, nhiều nhân viên mua hàng thường bỏ qua lịch sử mua bán của họ. Điều này có thể dẫn đến việc lựa chọn nhà cung cấp không đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp, tệ hơn là gây ảnh hưởng đến chi phí và danh tiếng cho Doanh nghiệp. 

Do đó, khi lựa chọn nhà cung cấp, nhân viên mua hàng nên khảo sát, tìm hiểu những đánh giá của những đối tác mà nhà cung cấp đó từng hợp tác. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về nguồn cung ứng này trên thực tế, dự đoán được những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cung ứng. 

Không đánh giá khả năng giao hàng của nhà cung cấp

Khi gửi RFX, nhà cung cấp thường khẳng định rằng họ có thể cung cấp tất cả các mặt hàng mà Doanh nghiệp bạn cần. Tuy nhiên điều này không thực tế, ngay cả khi bạn ra các điều kiện trong hợp đồng thì những rắc rối do quy trình mua hàng không hoàn chỉnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. 

Vì vậy, trước khi ký hợp đồng, bạn cần xem xét liệu nhà cung cấp có cung cấp đủ số lượng đã yêu cầu một cách hiệu quả không? Khả năng đáp ứng thời hạn giao hàng có đảm bảo theo cam kết không? Sẽ không có ý nghĩa gì nếu nhà cung cấp đủ khả năng cung ứng hàng hóa nhưng lại giao hàng trễ. 

sai-lam-khi-lua-chon-nha-cung-cap

sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp

Không tìm hiểu nhiều nhà cung cấp

Một trong những sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp cho Doanh nghiệp là chỉ đánh giá một số nhà cung cấp và chấp nhận các đề xuất đầu tiên. Việc này sẽ khiến Doanh nghiệp lãng phí những cơ hội có được những lợi ích vượt trội hơn từ các nhà cung cấp khác. Nếu Doanh nghiệp bạn không tận dụng được lợi thế đó, chi phí đầu vào sẽ khá cao gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của tổ chức. 

Vì vậy, để lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp, phòng mua hàng cần tạo lập biểu mẫu đánh giá tổng quan các nhà cung cấp, sau đó tiến hành sàng lọc những nhà cung cấp tiềm năng để bước vào đánh giá các yếu tố chuyên sâu hơn. Hãy luôn nhớ rằng, bạn luôn có nhiều cơ hội tìm được các nguồn cung ứng với chất lượng và năng lực tương tự nhưng mức giá tốt hơn. 

Không tạo danh sách nhà cung cấp dự phòng

sai-lam-khi-lua-chon-nha-cung-cap

sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp

Khi Doanh nghiệp đã tìm được nhà cung cấp phù hợp, có đủ năng lực cung ứng thì nhân viên mua hàng cung cần chuẩn bị danh sách nhà cung cấp dự phòng. Bởi không ai chắc chắn nhà cung cấp này có thể duy trì được mãi mãi, có những tình huống xảy ra từ phía nhà cung cấp hoặc Doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm nguồn cung ứng mới. Nếu không có danh sách nhà cung cấp dự phòng, Doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm một nhà cung cấp thay thế. 

Do đó, thay vì chi toàn bộ chi phí mua hàng cho một nhà cung cấp, Doanh nghiệp có thể chia nhỏ cho một số nhà cung cấp tiềm năng khác để luôn có sẵn khi chẳng may một nguồn cung ứng bị gián đoạn. Đặc biệt, Doanh nghiệp nên lập một danh sách dự trù các nhà cung cấp có thể sẽ hợp tác trong tương lai. 

Tìm kiếm nhà cung cấp hiệu quả thông qua hệ thống E-Procurement của NextPro

sai-lam-khi-lua-chon-nha-cung-cap

sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp

Nhà cung cấp là một phần trong chuỗi cung ứng và là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc với nhà cung cấp, nhân viên mua hàng sẽ không tránh khỏi các rủi ro trong quy trình mua hàng. Do vậy, để hạn chế các rủi ro trong quá trình mua hàng và làm việc với nhà cung cấp, Doanh nghiệp cần một giải pháp phù hợp.

E-Procurement của NextPro là giải pháp mua hàng Doanh nghiệp được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua hàng. Bên trong hệ thống được tích hợp các tính năng nổi bật như thông báo tự động, so sánh giá, thương lượng giá, đấu thầu trực tuyến,… cho phép quá trình trao đổi giữa người mua hàng với các bên nội bộ liên quan được diễn ra thuận lợi.

>>> Xem thêm: Khám phá các tính năng ưu việt của E-Procurement— Click ngay!

Quý Khách hàng mong muốn trải nghiệm thực tế hệ thống E-Procurement của NextPro, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Bài viết liên quan:

+8 Thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp

Những điều nên và không nên làm khi quản lý mối quan hệ giữa nhà cung cấp và Doanh nghiệp

Vai trò của nhà cung cấp đối với Doanh nghiệp

_________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

E-Procurement của NextPro là giải pháp mua hàng Doanh nghiệp được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua hàng. Bên trong hệ thống được tích hợp các tính năng nổi bật như thông báo tự động, so sánh giá, thương lượng giá, đấu thầu trực tuyến,… cho phép quá trình trao đổi giữa người mua hàng với các bên nội bộ liên quan được diễn ra thuận lợi.

Bình luận (0 bình luận)