Việc đánh giá nhà cung ứng giúp cho các Doanh nghiệp có thể biết được chất lượng hàng hóa, giá cả, dịch vụ của nhà cung ứng nào tốt hơn. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ có thể quyết định nhập hàng từ nhà cung ứng nào. Ngoài ra, mục đích đánh giá nhà cung ứng còn giúp Doanh nghiệp có thể quản lý nhà cung ứng tốt hơn và kích thích các nhà cung ứng cải thiện hiệu suất và chất lượng hàng hóa của họ.

Chọn được nhà cung ứng phù hợp sẽ mang đến cho Doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng và duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất. Nhận thấy vai trò của nhà cung ứng đối với Doanh nghiệp, vì thế, ban lãnh đạo rất chú trọng đến các tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng nhằm đưa ra đánh giá một cách khách quan nhất.

Nhà cung ứng có vai trò quan trọng như thế nào đối với Doanh nghiệp

Đối với các Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thì các nhà cung ứng giữ vai trò vô cùng quan trọng và góp phần tạo nên giá trị trong toàn chuỗi cung ứng. Nếu có bất kỳ nhà cung ứng nào gặp sự cố thì cả chuỗi sẽ bị ảnh hưởng và không thể đảm bảo nguồn hàng cung ứng ra thị trường.

Việc đánh giá nhà cung ứng giúp cho các Doanh nghiệp có thể biết được chất lượng hàng hóa, giá cả, dịch vụ của nhà cung ứng nào tốt hơn. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ có thể quyết định nhập hàng từ nhà cung ứng nào. Ngoài ra, mục đích đánh giá nhà cung ứng còn giúp Doanh nghiệp có thể quản lý nhà cung ứng tốt hơn và kích thích các nhà cung ứng cải thiện hiệu suất và chất lượng hàng hóa của họ.

Vậy nên việc lựa chọn được nhà cung ứng phù hợp là điều vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cung ứng đến khách hàng, đồng thời còn liên quan trực tiếp đến chi phí đầu vào, nguồn tài chính của Doanh nghiệp.

tieu-chi-quan-trong-de-chon-nha-cung-ung

Tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng

Tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp

Sự uy tín của nhà cung ứng

Uy tín của nhà cung ứng là yếu tố đầu tiên cần được xét đến khi thực hiện đánh giá. Đôi khi chỉ cần nhìn vào uy tín, nhà quản lý đã có thể quyết định có nên hợp tác với nhà cung ứng đó hay không. Để xét xem nhà cung ứng đó có đủ uy tín hay không, nhà quản lý có thể lưu ý một số khía cạnh sau đây:

  • Thông tin rõ ràng: Nhà cung ứng đó có thực sự tồn tại không; địa chỉ, phương thức liên lạc, giấy phép kinh doanh có chính xác hay không?
  • Sự minh bạch trong hợp tác: Nhà cung ứng đó có đảm bảo sự minh bạch về nguồn cung ứng nguyên vật liệu và có duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác không?
  • Xem xét các vấn đề về pháp lý: Xem xét các thủ tục pháp lý liên quan đến những hợp đồng trong quá khứ, hiện tại của nhà cung ứng, việc tuân thủ pháp luật của nhà cung ứng có đảm bảo không?

Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ được cung ứng

tim-nguon-cung-ung-cho-doanh-nghiep

Tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng

Chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ của nhà cung ứng cũng là một yếu tố không thể xem nhẹ. Sản phẩm và dịch vụ của nhà cung ứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc đảm bảo chất lượng luôn là yêu cầu tiên quyết để lựa chọn một nhà cung ứng lâu dài.

Các yếu tố được dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ của nhà cung ứng có thể kể đến như:

  • Hiệu suất: Chức năng cơ bản, hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ như thế nào?
  • Tính năng: Tính năng nâng cao và cải tiến sản phẩm và dịch vụ có phù hợp với thứ Doanh nghiệp cần hay không?
  • Độ tin cậy: Xác suất các sản phẩm và dịch vụ gặp vấn đề có cao không? Doanh nghiệp có thể chấp nhận được điều đó không?
  • Độ bền: Tuổi thọ của sản phẩm hay sự lâu dài của dịch vụ cung ứng có đáp ứng được yêu cầu từ phía Doanh nghiệp?
  • Sự phù hợp: Sản phẩm và dịch vụ có đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, các yếu tố chuyên môn mà Doanh nghiệp đưa ra hay không?
  • Khả năng phục vụ: Việc vận hành và bảo hành sản phẩm và dịch vụ của nhà cung ứng có tốt không?
  • Tính thẩm mỹ: Hình thức, cảm giác, âm thanh… mà sản phẩm và dịch vụ của nhà cung ứng có đạt tiêu chuẩn cần thiết?

Hiệu suất cung ứng

Hiệu suất cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho Doanh nghiệp cũng là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá một nhà cung ứng. 

Việc đảm bảo hiệu suất cung ứng sản phẩm và dịch vụ của nhà cung ứng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy, nhà cung ứng cần phải đảm bảo được số lượng và thời gian cung ứng sản phẩm và dịch vụ trong suốt thời gian hợp tác.

Các yếu tố đánh giá hiệu suất của một nhà cung ứng gồm: 

  • Thời gian thực hiện đơn hàng: Thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện đơn hàng đến khi nhà cung ứng giao hàng cho Doanh nghiệp.
  • Độ tin cậy của giao hàng: Đảm bảo thời gian giao hàng đúng theo thỏa thuận, giao đúng các loại hàng hóa và đúng chất lượng, số lượng theo hợp đồng.  
  • Thông tin: Đảm bảo thông tin được trao đổi xuyên suốt giữa nhà cung ứng và Doanh nghiệp.
  • Thích ứng: Khả năng thích ứng của nhà cung ứng với yêu cầu của Doanh nghiệp. 
  • Tính linh hoạt: Khả năng thích ứng của nhà cung ứng trong việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ khi các điều kiện liên quan thay đổi.

Giá cả và phương thức thanh toán

tieu-chi-quan-trong-de-lua-chon-nha-cung-ung

Tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng

Giá cả sản phẩm, dịch vụ và phương thức thanh toán là những yếu tố quan trọng trong bảng tiêu chí đánh giá nhà cung ứng. Tiêu chí này quyết định khả năng nhập hàng và lợi nhuận trực tiếp của Doanh nghiệp. Cụ thể, hai nhà cung ứng với chất lượng và hiệu suất sản phẩm dịch vụ tương đương nhau thì bên nào có mức giá hợp lý hơn sẽ là lựa chọn tốt hơn cho Doanh nghiệp.

Các yếu tố đánh giá giá cả sản phẩm và dịch vụ của nhà cung ứng: 

  • Sự cạnh tranh: Giá phải trả phải tương đương với giá của các nhà cung ứng cung ứng sản phẩm và dịch vụ cùng ngành. Doanh nghiệp nên có báo giá của nhiều nhà cung ứng để so sánh, đánh giá tốt hơn.
  • Sự ổn định: Giá cả nên ổn định hoặc sẽ thay đổi một cách hợp lý theo từng mốc thời gian. 
  • Sự chính xác: Giá trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn cần chính xác hoặc chỉ nên có chênh lệch nhỏ. 
  • Việc thay đổi giá: Nhà cung ứng cần đưa ra thông báo trước và đầy đủ khi có thay đổi giá. 
  • Độ nhạy cảm về chi phí: Nhà cung ứng phải hiểu được rằng nhu cầu của Doanh nghiệp là tối ưu chi phí, vì vậy cũng nên chủ động đề xuất phương án để tiết kiệm chi phí.
  • Minh bạch trong thanh toán: Khoảng thời gian trung bình để Doanh nghiệp nhận được ghi chú tín dụng phải hợp lý. Chi phí ước tính không được có thay đổi đáng kể so với hóa đơn cuối cùng. 

Chất lượng dịch vụ

Những dịch vụ dành cho khách hàng, đối tác mà nhà cung ứng có thể đem lại cũng là yếu tố cần được chú ý. Dịch vụ khách hàng sẽ phát huy tác dụng khi nhà cung ứng phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến lỗi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và thiếu hàng,… 

Bên cạnh đó, thái độ của nhà cung ứng cũng như thời gian đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ, trình độ của nhân viên hỗ trợ cũng cần được chú ý khi đánh giá nhà cung ứng.

Các tiêu chí đánh giá dịch vụ khách hàng bao gồm: 

  • Trước giao dịch: 

Dịch vụ khách hàng bằng văn bản và chính sách.

Khả năng tiếp cận.

Cơ cấu tổ chức.

Tính linh hoạt của hệ thống.

  • Trong giao dịch: 

Thời gian chu kỳ đặt hàng.

Tính sẵn có của hàng tồn kho.

Tỷ lệ lấp đầy đơn hàng.

Thông tin trạng thái đơn hàng.

  • Sau giao dịch:

Sự sẵn có của phụ tùng.

Thời gian gọi ra.

Bảo hành sản phẩm.

Khiếu nại của khách hàng.

Sự ổn định của nhà cung ứng

tieu-chi-quan-trong-de-lua-chon-nha-cung-ung

Tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng

Mối quan hệ lâu dài và ổn định với nhà cung ứng giúp quá trình vận hành của Doanh nghiệp bạn đi vào ổn định. Điều này sẽ giảm thiểu thời gian tìm kiếm nhà cung ứng mới cũng như những rủi ro tiềm tàng khi hợp tác với đối tác khác.

Một khi đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể thỏa thuận những chiết khấu ưu đãi cho những đơn hàng tiếp theo, đem lại hiệu quả chi phí cho Doanh nghiệp mình. Khi đánh giá nhà cung ứng, nhà quản lý nên quan tâm đến các yếu tố đảm bảo sự bền vững của nhà cung ứng đó. Nhà cung ứng bền vững sẽ hạn chế các rủi ro trong chuỗi cung ứng.

Các yếu tố đánh giá tính bền vững của nhà cung ứng có thể kể đến:

  • Yếu tố bền vững về môi trường: Cần lưu ý đến các chính sách và việc làm của nhà cung ứng liên quan đến chiến lược quản lý chất thải, việc giảm thiểu chất thải và quy trình xử lý các nguyên liệu độc hại…
  • Yếu tố công nghệ trong thời đại mới: Công nghệ là một nhân tố quan trọng tạo nên sự bền vững cho nhà cung ứng. Trước cuộc chạy đua công nghệ trong thời đại 4.0, tối ưu hóa công nghệ sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như tạo lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp, đảm bảo Doanh nghiệp phát triển một cách bền vững khi thị trường xảy ra biến động. 

Rủi ro tài chính của nhà cung ứng

tieu-chi-quan-trong-de-lua-chon-nha-cung-ung

Tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng

Một tiêu chí để đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng nữa cần phải kể đến là rủi ro tài chính của nhà cung ứng. Sự ổn định về mặt tài chính của nhà cung ứng sẽ xác định liệu nhà cung ứng có tiếp tục là đối tác đáng tin cậy hay không. Điều này sẽ giúp hạn chế khả năng gián đoạn do những hậu quả từ rủi ro tài chính gây ra.

Căn cứ và cáo báo cáo, khảo sát về thông tin của nhà cung ứng, người quản lý có thể nắm được tình hình tài chính của nhà cung ứng. Từ những dữ liệu đã có, người quản lý có thể đưa ra quyết định hợp tác với các nhà cung ứng có khả năng tài chính tốt, hạn chế các rủi ro trong quá trình hợp tác.

Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng phù hợp với giải pháp E-Procurement của NextPro

Nhà cung ứng là yếu tố không thể thiếu cho quá trình sản xuất của Doanh nghiệp, lựa chọn được nhà cung ứng thích hợp là việc mà mỗi Doanh nghiệp đều quan tâm. Ngoài các tiêu chí đánh giá nhà cung ứng, trên thị trường còn có những giải pháp công nghệ hiện đại giúp việc lựa chọn nhà cung ứng của Doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn.

tieu-chi-quan-trong-de-lua-chon-nha-cung-ung

Tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng

E-Procurement là giải pháp mua hàng cho Doanh nghiệp được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia của NextPro, những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mua hàng. Với Suppliers Database được tích hợp trong hệ thống E-Procurement, nhân viên mua hàng có thể dễ dàng quản lý và trao đổi với nhà cung ứng. Đồng thời, với các số liệu đánh giá hiệu suất nhà cung ứng được biểu thị trực quan bên trong hệ thống sẽ giúp nhân viên mua hàng chọn được nhà cung ứng phù hợp với từng giao dịch của Doanh nghiệp. 

Thêm vào đó, hệ thống còn là một không gian số được chuyển đổi từ quy trình mua hàng chuẩn của Doanh nghiệp. Bên trong E-Procurement được tích hợp các tính năng như thương lượng tự động, đấu thầu trực tuyến… giúp cho quá trình trao đổi giữa người mua hàng với nhà cung ứng được diễn ra thuận lợi.

Nếu Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống và mong muốn được trải nghiệm thực tế, vui lòng liên hệ với NextPro để được hỗ trợ.

>> Đăng ký trải nghiệm hệ thống mua hàng E-Procurement — TẠI ĐÂY! 

Bài viết liên quan:

Lợi ích tìm nguồn cung ứng chiến lược là gì?

Các tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp dành cho Doanh nghiệp

Chi tiết 7 bước trong quy trình đánh giá lựa chọn nhà cung ứng

4 Mô hình chuỗi cung ứng phổ biến trong Doanh nghiệp

__________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

E-Procurement là giải pháp mua hàng cho Doanh nghiệp được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia của NextPro, những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mua hàng. Với Suppliers Database được tích hợp trong hệ thống E-Procurement, nhân viên mua hàng có thể dễ dàng quản lý và trao đổi với nhà cung ứng.

Bình luận (0 bình luận)